...The one absolute, unselfish friend
that man can have in this selfish world—the one that never deserts him,
the one that never proves ungrateful or treacherous—is his dog.....
Sunday, December 29, 2013
Thursday, December 26, 2013
[Kinh dị] Đêm đen
Căn nhà nằm ở khu nghèo nàn nhất dù tôi được cho biết đó từng là một trong những căn nhà đẹp nhất trong tỉnh ở thập niên 30.
[KINH DỊ]Hồn ma trong khu chung cư
Tận mắt tôi đã nhìn thấy hồn ma trong chung cư mà mình đang ở ngoài tôi ra còn có rất nhiều người nhìn thấy nữa, mời các bạn vào xem ngay để biết rõ hơn chi tiết câu chuyện này
[KINH DỊ] TÌM PHÒNG TRỌ
TÌM PHÒNG TRỌ
Ngoài trời mưa dữ dội. Tôi lao ra sân. Cánh cổng sắt khóa chặt. Trong nhà những tiếng u u phát ra ngày một lớn...
Wednesday, December 25, 2013
[Kinh dị]Con đường tắt
Con đường tắt
Mở ra được một nửa thì đó là hình hài của đứa trẻ tầm hơn 1 tuổi trong tư thế nằm sấp. Cái tròn tròn mà tôi sờ thấy chính là đầu của đứa trẻ.
***
Chiều hôm đó, Hà Nội bất chợt đổ cơn mùa rào xua tan đi cái nóng oi ả
mùa hè.Vì sống ở quê từ bé, đã quen hít thở không khí trong lành nên
đối với tôi nơi đây thật ngột ngạt và khó thở vì Hà Nội đất chật, người
đông. Người thì từ quê lên làm thuê, người thì lập nghiệp ở đây, còn
riêng tôi thì học tập ở nơi này trong suốt những năm tháng đại học. Tôi
đã gắn bó gần bốn năm nhưng vẫn không quen được nhịp sống ồn ào, xô bồ
nơi đây. Có lúc mệt mỏi vì cuộc sống, tôi ước có chuyến xe khách đi
ngang qua để mình có thể về với quê hương thật nhanh, tìm về sự thanh
thản trong tâm hồn, tìm tới những cảm giác quen thuộc mà ở Hà Nội tôi
không thể tìm thấy được.Là sinh viên từ quê lên Hà Nội trọ học. Vì để tiện sinh hoạt và đỡ được khoản chi phí nên tôi trọ với người bạn cùng làng. Chúng tôi trọ trong một ngõ nhỏ đường Kim Giang với giá rất sinh viên. Vì đặc điểm là nhà trọ cho sinh viên thuê với giá rẻ nên nhà thường rất nóng. Mùa đông thì đỡ chứ mùa hè là nỗi kinh hoàng của chúng tôi. Chỉ cần nhiệt độ tầm 35 độ đã thấy toát mồ hôi rồi huống chi có hôm lên tận 38 đến 39 độ. Căn nhà trọ 12 mét vuông trên lợp những tấm proximăng, khi mặt trời lên thì cũng là lúc chúng tôi cảm nhận được cái nóng ở đây ghê gớm thế nào.
Sống ở thủ đô, tôi cũng có một vài người họ hàng lên lập nghiệp ở đây. Thường vào những dịp cuối tuần tôi đến nhà họ hàng chơi đến tối về vừa để thăm các bác và anh chị vừa để được thưởng thức bữa cơm "cải thiện" cho sinh viên như tôi.
Tối hôm đó, đang nằm suy nghĩ vẩn vơ thì có cuộc điện thoại gọi đến. Tôi bò dậy bắt máy, đó là chị họ gọi nhờ tôi đến trông cháu mấy ngày vì bố bọn trẻ là bác sĩ phải đi trực đêm còn chị tôi thì bận cơ quan làm thêm giờ đến tận khuya không ở nhà được. Cũng may mai là thứ bảy cuối tuần và cũng trong giai đoạn này tôi đang được nghỉ dài ngày để ôn thi học kì. Cuộc điện thoại kết thúc, trong bụng tôi thầm vui mừng thế là mình cũng thoát được căn nhà nóng bức này vài ngày rồi, lại được chơi với hai đứa cháu yêu quý nữa chứ. Cảm giác lúc này thật lâng lâng.
***
7 giờ sáng, tôi bắt xe bus xuống chung cư 9 tầng cầu Bươu. Ấn thang
máy lên tầng 6. Như thường lệ tôi ấn chuông thì bọn trẻ trong nhà chạy
ùa ra mở cửa cho tôi. Khỏi phải nói chúng phấn khởi thế nào, đứa thì níu
áo đòi bế, đứa thì hỏi han đủ chuyện. Hai đứa cháu của tôi một bé 3
tuổi, một bé 5 tuổi lại đều là con gái nên ngoan và cũng dễ quản lý.Tầm 7 giờ 30 phút mẹ bọn trẻ bắt đầu chuẩn bị đồ đạc để ra ngoài. Trước khi đi dặn dò tôi thức ăn nấu cho bọn trẻ, giờ uống sữa và chị họ tôi sẽ về muộn nên ở nhà ăn cơm tối trước. Thế là tôi bắt đầu công cuộc trông cháu cho ba ngày công tác của chị họ.
Khi mẹ bé đã đi làm, tôi cùng hai đứa cháu ngồi chơi đồ hàng, chơi xếp hình. Cô là mẹ của em gấu đưa em đi học , bé 5 tuổi là cô giáo, bé 3 tuổi thì là đầu bếp nấu ăn cho em gấu. Những câu hỏi ngộ nghĩnh của bọn trẻ, những trò chơi đáng yêu khiến tôi vui lắm, lâu lắm rồi tôi mới được vui thế này. Nhiều lúc tôi cũng phải bật cười vì những hành động của hai "vịt". Yêu quá cơ.
Bữa tối ăn xong, ba cô cháu ngồi xem phim hoạt hình. Đang xem phim thì tiếng chuông cửa reo lên. Đoán được mẹ về. Hai đứa trẻ tranh nhau mở cửa, mẹ về là hai đứa cháu " quên" hẳn tôi. Chúng sà vào lòng mẹ, rồi nũng nịu, rồi đòi đủ thứ. Đúng là trẻ con " có mới mới cũ", nhìn mà thấy " ghét", chỉ muốn cấu yêu vào má mấy cái thôi.
Ngồi nói chuyện qua loa mấy câu. Tầm 9 giờ kém tôi được " thả" về nhà. Nhanh chân đi bộ ra bắt chuyến xe bus. Thoáng thấy chiếc xe bus 37 tới gần. Tôi vội lên xe, chọn cho mình chiếc ghế gần cửa sổ. Nhìn ra ngoài đường phố vẫn tấp nập, giờ này ở quê tôi chắc mọi người đã tắt đèn đi ngủ hết. Những ánh đèn đường, đèn từ những ngôi nhà cao tầng hắt ra hòa cùng đèn của phương tiện đi lại trên đường làm cho đoạn đường tôi đi đầy đủ màu sắc, nhấp nháy lúc sáng lúc tối. Tôi nhận thấy Hà Nội cũng đẹp lắm chứ, có lẽ đẹp nhất về đêm.
Như thường lệ, tôi xuống điểm dừng Cầu Dậu rồi sang đường để bắt tiếp xe 29 về nhà. Hôm đó may quá vừa sang đường thì xe 29 cũng vụt qua, vội lên xe xuống điểm dừng trường đại học Thăng Long.
Nhà tôi trọ sau trường đại học Thăng Long. Nếu đi đường chính thì phải đi bộ mất 3km mới về được nhà vì chỗ tôi trọ xe bus không đi qua. Tôi muốn bắt xe bus đi đâu thì toàn đi lối tắt cách nhà khoảng 900m. Gọi là lối tắt nên đường không đổ bê tông mà là đường đất, hai bên toàn bụi cỏ xanh tốt um tùm. Trước đây là bãi hoang nhưng người ta đi nhiều thì thành đường thôi. Tất nhiên là không có đèn đường gì cả. Chỗ này cách khu dân cư tầm hơn 400m đồng nghĩa với việc tôi phải đi bộ trên đoạn đường đó gần nửa km một mình.
Đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng đối mặt với con đường tối đen như mực thế này tôi cũng hơi run. Trước khi lên Hà Nội học tôi đã được mọi người dặn trên này đầy đủ kiểu người: tốt có, xấu có, lừa đảo trộm cắp cũng có nên phải cẩn thận. Gần chỗ trọ tôi lại mới có vụ bọn nghiện hút công khai vào tận nhà sinh viên đe dọa lấy máy tính ban ngày huống chi đây là ban đêm, trời thì tối. Nghĩ đến đây tôi bỗng rùng hết cả người.
Tôi vốn là người yếu bóng vía cộng thêm vào đó lại hay xem phim kinh dị nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng một phần. Đứng lại một lúc hít thở để lấy lại bình tĩnh, tự trấn an mình là sẽ không sao. Khi tinh thần đã ổn định tôi rón rén bước đi. Một bước, hai bước.... những bước chân của tôi nhanh dần dần, vừa đi vừa cầu mong sao nhanh về tới nhà. Đi được chừng gần 100m tôi bỗng thấy có ánh đè le lói chiếu xiên từ bụi cỏ bên trái đường, tiếp đó lại vệt sáng màu đỏ rực từ bên phải đường chiếu sang. Hai ánh đèn hòa trộn vào nhau lúc ẩn lúc hiện và cùng chiếu vào một vật gì vừa tròn vừa dài giữa đường. Tôi nổi da gà toàn thân, hai chân bủn rủn. Trong đầu nghĩ " giữa khu đất hoang không người sinh sống này thì lấy đâu ra ánh đèn thế này". Lấy tay dụi mắt mấy lần tưởng mình hoa mắt nhưng không sai. Vẫn hai ánh đèn lập lòe đó. Vội lấy điện thoại ra để soi đèn pin thì hai ánh đèn đó lại tắt hẳn. Tới gần chỗ ánh đèn chiếu thì tôi nhận thấy có vật gì đó được bọc trong chiếc chăn cũ màu nâu bạc. Một phần vì sợ nhưng một phần cũng vì tò mò. Tôi liền lấy tay mở ra xem thì tôi sờ thấy cái gì đó tròn tròn, đen đen. Mở ra được một nửa thì đó là hình hài của đứa trẻ tầm hơn 1 tuổi trong tư thế nằm sấp. Cái tròn tròn mà tôi sờ thấy chính là đầu của đứa trẻ. Giật bắn tim, mặt mày tái mét, không nghĩ ngợi gì thêm ba chân bốn cẳng tôi chạy một mạch về nhà. Tôi chạy hết tốc lực có thể. Tôi có cảm giác nếu đây là giờ kiểm tra môn thể dục thì chắc tôi về nhất lớp.
Tới nhà trọ thân yêu, tôi vui mừng khôn xiết. Cuối cùng mình cũng về tới nhà chứ ở đấy dù chỉ một giây nữa thì chắc chết vì đau tim mất. Bạn tôi thấy tôi quần áo xộc xệch, mặt mày sợ hãi liền hỏi thăm. Tôi kể hết sự tình thì nó liền bảo tôi " Làm gì có ma, chắc mày hoa mắt thôi". Mặc dù tôi đã kể chi tiết sự việc nhưng hình như vẫn không thuyết phục bạn tôi tin. Cũng có thể tôi hoa mắt khi nhìn ánh sáng đó bên đường nhưng hình hài của đứa trẻ mà tôi bắt gặp thì không thể sai được. Tôi tự nhủ cũng có thể ai đó trêu đặt hình nhân giữa đường để dọa người đi lại. Mai trời sáng tôi đi qua khu đường đấy kiểm tra lại sẽ rõ hơn.
***
Chuông báo thức điểm 6 giờ 30 phút. Tôi ngồi dậy đánh răng, rửa mặt
chuẩn bị bữa sáng rồi lại tiếp công việc trông cháu. Vẫn đi bộ trên đoạn
đường mà tôí qua đã đi để bắt xe bus. Trời đã sáng nên tôi không sợ gì
nữa. Vì mong muốn kiểm tra lại vật hôm qua nhìn thấy nên tôi đi nhanh
hơn thường lệ. Đến nơi thì vật đó không còn. Vẫn con đường đất đó, hai
bên cỏ vẫn mọc um tùm ngập đến gần đầu người. Nói chung không có gì thay
đổi, vẫn như thường ngày. Tôi vừa thắc mắc, vừa lo lắng. Chuyện hôm qua
là thế nào đây, là ai đã bày ra truyện này, hay là tôi gặp ma thật.....
Cứ thế những suy nghĩ cứ vẩn vơ trong đầu tới tận khi tôi đến khu chung
cư của chị họ.Ấn chuông cửa bước vào, đón tôi bằng nụ cười tươi rói của hai đứa cháu. Tôi như quên hết mọi chuyện vừa nghĩ, lại vui vẻ trở lại. Chơi với bọn trẻ một loáng cái đã tới tối, sao thời gian trôi nhanh thế. Những đứa cháu của tôi làm tôi yêu đời hơn, như trẻ lại, tôi chỉ muốn được chơi mãi như thế này thôi.
Cũng bằng giờ hôm qua, mẹ bọn trẻ về tầm gần 9 giờ tối. Sau khi " bàn giao" cháu cho mẹ xong, tôi ra về. Leo lên chiếc xe bus quen thuộc, lòng tôi bộn bề suy nghĩ. Liệu mình có gặp lại sự việc hôm qua không hay đó chỉ là ảo giác do mình nghĩ ra...... Cuối cùng xe cũng tới điểm dừng trường đại học Thăng Long. Đến sát con đường tắt, tôi quyết không đi chậm như hôm qua nữa mà phải chạy thật nhanh, tôi nghĩ nếu chạy nhanh thì chắc sẽ không nhìn thấy gì và sẽ không sao. Bụng bảo dạ, tôi làm như mình nghĩ, chạy và chạy. Được gần nửa đoạn đường, cũng gần chỗ hôm qua tôi gặp cảnh tượng hãi hùng đó. Bỗng có bóng đen xuất hiện vụt qua phía trước, sau lưng tôi có tiếng bước chân đi sát gần. Tôi quay lại nhanh thì lại không thấy ai. Bên vệ đường thoáng có người mặc bộ quần áo nâu cổ xưa quay mặt vào bụi cỏ. Tôi tiến lại gần hỏi có ai ở đây không thì không thấy trả lời. Lại gần hơn lấy tay khùa khoạng thì người đó đổ rầm xuống lòng đường. Giật mình tôi hét lên. Vẫn giống như hành động hôm qua, tôi ba chân bốn cẳng chạy một mạch về nhà có điều là nỗi sợ của tôi phải gấp chục lần hôm qua.
Về tới nhà, thở hổn hển. Nằm vật ra giường mắt nhìn trừng trừng vào trần nhà khiến bạn tôi vô cùng lo lắng hỏi có chuyện gì xảy ra. Tôi đem chuyện ra kể chi tiết. Bạn tôi nửa tin nửa ngờ. Tôi sợ hãi ôm chiếc chăn yêu quý và không muốn mở mắt ra vì cứ mở mắt là tôi lại hình dung cảnh tượng hãi hùng lúc trước. Bạn tôi trấn an tôi liền nói:
"Thôi được rồi, để mai tầm 9 giờ tao ra điểm xe bus đón mày. Tao cũng muốn xem ma là thế nào". Bạn tôi nói nửa đùa nửa thật. Nó vốn là người không tin vào chuyện ma quỷ, thần thánh nên nghe chuyện tôi kể nó coi là nhảm nhí, không có thật. Tuy nhiên được câu nói đó của nó cũng khiến tôi bớt lo sợ. Tôi cũng chỉ trông chaú nốt ngày mai nữa thôi. Nếu không vì mắc chứng khó ngủ khi ngủ ở nhà người lạ thì tôi đã ngủ lại ở nhà chị họ, đỡ phải chứng kiến những cảnh tượng đó.
Buổi sáng hôm sau cũng tới, tôi uể oải ngồi đậy. Đêm qua tôi ngủ không ngon lắm vì vẫn còn bị ám ảnh. Làm xong mọi công việc cá nhân. Đến nhà chị họ, tâm trạng tôi không vui lắm. Suốt cả buổi tôi đều lo lắng, suy nghĩ rằng liệu hôm nay còn chuyện gì xảy ra với mình không?. Nhưng tối nay tôi về cùng bạn nên cũng đỡ sợ hơn. Thôi kệ, chuyện gì đến cũng đến.
***
Xuống điểm dừng xe bus gần nhà, bạn tôi đã chờ sẵn ở đó từ lúc nào.
Hai đứa chở nhau trên chiếc xe đạp mà tôi mang ở quê lên từ thời năm thứ
nhất để tiện đi chợ với đi chơi đâu đó trong thành phố. Vẫn đoạn đường
tắt đó, nó trấn an tôi:"Không sao đâu, lúc trước tao đi có thấy gì đâu, yên tâm đi". Tôi cũng yên tâm, hít một hơi lấy tinh thần. Đang đi bon bon trên đường thì tôi nghe thấy tiếng cười khúc khích, nghe như tiếng ai đó đang cười mình. Tôi sợ hãi ngồi sau ôm chầm lấy bạn tôi. Tiếng cười càng ngày càng to dần. Bụi cỏ thì sột soạt nghe như ai đang đi trong đó, tiếng bước chân rầm rập như cả đoàn người đi. Vì cỏ mọc cao quá nên không thể nhìn thấy được ai đang đi. Rồi tiếng vó ngựa kêu: rộc...rộc...rộc.., tiếng trẻ em khóc và những điệu cười man rợn như trong những bộ phim kinh dị mà tôi đã từng xem. Những âm thanh đó mỗi lúc một nhiều, lúc to lúc nhỏ. Đến lúc này thì bạn tôi mới thật sự sợ hãi, tôi ôm nó mà cảm giác người nó run bần bật không kém tôi. Không những thế đoạn đường trước mặt chúng tôi. Tốp người chạy vụt qua đường, rồi thập thò trong bụi cây.
Tất cả đều chạy quay lưng lại nên không thể nhìn thấy mặt và đều mặc đồ đen thật đáng sợ. Lúc này chúng tôi không đủ can đảm để qua đường nữa. Dừng lại quay vội xe. Hai đứa phóng bạt mạng về nhà. Tuy phải đi đoạn đường chính mất 3km nhưng còn hơn đi đoạn đường đầy ma quỷ kia.
Tới nhà, hai đứa không ai bảo ai dắt xe vào nhà đóng sập cửa lại. Tôi liền quay sang hỏi bạn tôi: "Mày đã tin chuyện tao kể là thật chưa"
Bạn tôi vẫn chưa hết bàng hoàng, có lẽ tim nó vẫn đang đập thình thịch, nó trả lời trong run rẩy "Tao chưa bao giờ trông thấy chuyện như vậy, có ma thật mày à"
Hôm đó hai đứa lên giường ngủ sớm hơn thường lệ. Là sinh viên nên bọn tôi thường thức khuya, có khi 2 giờ đêm mới ngủ. Tối hôm đó hai đứa về nhà là lên giường ngủ ngay. Vơ vội chiếc chăn cuối giường đắp trùm kín người mặc dù hôm đó nóng lắm. Ngồi bật quạt mà cũng vẫn thấy nóng huống chi là đắp chăn nhưng có lẽ nỗi sợ của bọn tôi đã lấn át đi cái nóng đang hoành hành.
Mấy ngày hôm sau, bọn tôi không nhắc gì đến chuyện đó nữa. Nhắc lại chỉ càng thêm hoang mang. Cuối tuần đó, buổi sáng chúng tôi ra quán đầu ngõ ăn phở. Quán đó cũng gần khu đường tắt mà chúng tôi đi qua. Đang ăn phở ngon lành thì nghe thấy bà chủ quán nói chuyện với bà khách đang ăn:
"Bọn thanh niên bây giờ nghịch thật, Hôm trước tôi với nhà tôi dọn hàng muộn, lúc kéo xe hàng qua đoạn đường tắt thấy có tấm chăn bọc đứa trẻ con giữa đường. Đang hoảng hồn thì ông nhà tôi thấy trong bụi cây có tiếng sột soạt liền xông vào xem thì ra là hai thằng thanh niên, nó đặt con búp bê bằng nhựa giữa đường để dọa người đi lại. Rõ thật là hết việc rồi nên dửng mỡ".
Tôi giật mình liền quay sang hỏi bà chủ: "bác ơi! có phải là đứa bé bọc trong chiếc chăn cũ màu nâu bạc không bác"
Bác chủ trả lời: "đúng rồi! thế cháu cũng nhìn thấy à"
Được dịp, tôi đem đầu đuôi câu chuyện ba ngày xảy ra kể cho bác nghe. Nghe xong bác cười lớn:
"Làm gì có ma mãnh nào, là bọn thanh niên thợ xây mới làm lán ở gần khu đất này. Đoạn đường đó sắp được đổ bê tông để cho mọi người tiện đi lại. Bọn nó được giao nhiệm vụ nhận xây chỗ này mà". Cũng mấy người đi về khuya bị trêu như các cháu rồi."
Thế là bọn tôi được dịp ngỡ ngàng, bao lo sợ, hoài nghi giờ tan biến hết. Cũng may hôm nay đi ăn sáng thì mới biết sự việc này, nếu không chúng tôi phải mang nỗi ám ảnh này suốt đời mất. Hai đứa ăn xong phở tính tiền trả bà chủ quán. Cả ba nhìn nhau cười. Trước khi về bác không quên gọi với ra: " lần sau lại đến quán bác nhé".
Đáp lại sự nhiệt tình của bác bằng tiếng "vâng ạ" đồng loạt của chúng tôi.
--sưu tầm--
Monday, December 23, 2013
[Kinh Dị] Ma lon
MA LON
***"Mau khấn đi." – Huy thúc vào tay Đạt.
Bị thúc một cái, Đạt giật thót mình, đôi mắt đang dòm ngó xung quanh của nó tràn đầy nỗi sợ sệt.
"Cái thằng nhát gan. Còn mỗi mày thôi đấy, tập trung vào."
4 thằng xếp thành một vòng quay quanh cái lon trộn đều giữa gạo và muối được cắm một nén hương phía trên. Huy là thằng mở đầu, nó văng ra câu tục nhất từ trước đến giờ. Tiếp theo đấy là Hùng, Bảo, cuối cùng là Đạt, môi nó mấp máy một lúc vẫn không thể cất thành lời, cổ họng run run tựa như chó mắc xương.
"DKM" – Huy lại chửi câu chửi quen thuộc, kèm theo đó là một cú đòn giáng mạnh vào đầu Đạt.
Đạt không phản ứng lại, nhưng theo bản năng, nó phát ngôn ra câu chửi thề mà bản thân chưa bao giờ phát ngôn.
"Mày nói sớm có phải không bị ăn đánh rồi không."
Huy cười khà khà, giơ tay toan vỗ mạnh vào lưng Đạt nhưng bàn tay đang giơ cao lại chậm rãi buông xuống, nhẹ nhàng vuốt lưng Đạt hài lòng.
Hai thằng ngồi bên cạnh nhìn vậy cũng chỉ nối tiếp Hùng khà khà cười nhạo Đạt. Phải rồi, ai bảo Đạt nhát quá làm chi, để suốt ngày bị bọn chúng nó bắt nạt, nửa đêm rồi còn bị chúng nó kéo đến đây chơi trò ma lon rùng rợn kia.
Hùng quay người ra, nghiêng đầu nhìn chiếc lon nằm im trên mặt đất, nén hương cắm phía trên bị gió thổi nên đã cháy được một nửa.
Cũng nhìn vào chiếc lon, thằng Bảo gầm lên.
"Mẹ nó, bao giờ nó mới lên, ngồi đây lạnh sắp chết rồi."
Thấy vậy Hùng cũng chen vào.
"Mày tưởng mỗi mày lạnh đấy, bố mày cũng lạnh chứ."
"Chúng mày không chửi con ma lon, ngồi đấy mà chửi nhau à." – Huy gầm lên.
Bỗng, gió gầm lên một tiếng. Nghĩa địa ngoài tiếng nói to nhỏ của 4 thằng đột nhiên chen thêm tiếng mèo kêu. Tiếng mèo kêu kéo dài trong màn đêm như tiếng trẻ con khóc thét ai oán. Từ phía xa, hai tròng mắt sáng rực nổi bật giữa bóng đen.
Nhìn con mèo đen từ phía xa đi tới, 4 thằng im bặt, ngay cả thằng bạo gan, to mồm nhất là Hùng lúc này cũng run rẩy.
Một thứ gì đó bắn vào tay, Bảo vội rụt tay lại, quay đầu ra nhìn. Chiếc lon rung lên dữ dội, gạo rồi muối bắn hết ra nền đất. Nó chỉ kịp hét lên từ "chạy" rồi chạy mất dạng.
Mấy thằng quay lại nhìn cảnh tượng này, cũng chạy không thấy tăm hơi.
Thoáng chốc, đối diện với nghĩa địa âm u chỉ còn lại Đạt, chân nó run rẩy đứng không vững, nói là chạy nhưng lại gần như là đang bò trên mặt đất. Đôi chân lê lết trên mặt đất bỗng bị một bàn tay lạnh toát túm lấy. Đạt trợn tròn mắt nhìn bóng trắng mặt mày be bét máu đang nghiêng đầu nhìn mình. Chợt... ả cười như điên như dại.
***
Huy chạy được một đoạn khá dài, cảm thấy bản thân đã bình an vô sự,
nó mới thở phào nhẹ nhõm. Thò đầu ra ngoài, nhìn lại đoạn đường vừa chạy
qua, lại nhìn thấy một bóng người đang đi về mình, nó toan bỏ chạy,
nhưng nghĩ lại, bóng người ấy quả thật rất quen thuộc.Huy quay người lại, tiến về phía bóng người trước mặt.
"Cái thằng này, mày định dọa tao à."
Vừa nói, nó vừa vỗ vào đầu Đạt, lại chợt nhận ra, Đạt rất lạ. Gáy Huy lạnh toát, linh cảm điều bất thường, miệng nó lẩy bẩy.
"Mày... mày..."
Mắt Đạt trong nháy mắt đỏ ngầu đáng sợ, không kịp để Hùng chạy, nó túm cổ Hùng, miệng nhếch lên, nụ cười thỏa mãn man rợ.
***
"Mày nghĩ có khi nào hai đứa chúng nó... bị làm sao rồi không?"Hùng nói, mắt hướng về phía nghĩa địa âm u.
"Có khi nào thế không?"
Bảo hỏi lại, ánh mắt hoảng loạn.
"Có nên quay lại..."
Bảo chưa nói hết câu đã bị Hùng vỗ một phát vào sau gáy.
"Mày điên à, quay lại khác nào tìm chỗ chết."
Đúng lúc bọn nó đang nói chuyên, một bóng đen đang từ từ tiến tới, chậm chạp, bình tĩnh.
"Chạy" – Bảo hét lên.
Kết quả nó lại ăn một cú đánh nữa vào gáy.
"Là thằng Đạt, chạy gì mà chạy."
"Mày có thấy Huy đâu không."
Câu hỏi vang lên, không có tiếng trả lời, đầu Đạt cúi gằm, vai hơi run lên.
"Thằng này chắc là sợ quá, sắp tè ra quần rồi."
Bảo nhìn Đạt, cả người rung lên vì cười.
Tiếng cười chưa dứt, Đạt đột nhiên ngẩng đầu lên, hai tay nhanh chóng túm cổ hai thằng nhấc lên, sức mạnh từ trước đến giờ nó chưa có. Lúc này hai thằng mới chợt nhận ra , vai Đạt rung lên, không phải vì nó sợ, mà vì... nó đang cười, nụ cười man rợ tựa như ma quỷ, và đôi mắt nó, đỏ ngầu sáng rực trong bóng đêm. Nhưng khi nhận ra, hai thằng đã không còn cơ hội để ngắm nhìn màn đêm rùng rợn này một lần nữa.
***
Sáng, sương mù giăng đầy trong không khí, khí lạnh xâm nhập vào từng
tế bào trong cơ thể. Vừa sáng sớm, bốn nhà phát hiện có con mất tích, họ
huy động cả làng lùng sục đi tìm. Tìm cả buổi sáng, bỗng có một người
đi ra đồng làm sớm hoảng hốt chạy về báo. Cả làng đổ xô ra, trong bốn
đứa, 3 đứa bị ngã xuống mương, mặt úp xuống bùn, cả người đông cứng. Đứa
duy nhất sống xót là Đạt, nhưng cơ thể cũng thảm hại không kém, lúc mọi
người tìm ra, nó đang nằm co ro bên cạnh một ngôi mộ, người chằng chịt
vết cào, tâm trí hoảng loạn. Khi được đưa về, đi qua cái mương nơi ba
thằng chết, nó đột nhiên quay đầu lại, bộ dạng run rẩy biến mất, thay
vào đó là khuôn mặt ma quái, môi nó nhếch lên, đôi mắt từ đen chuyển
sang đỏ ngầu vằn lên những tia máu.Đến cuối cùng, mọi người vẫn không biết việc gì đã xảy ra vào đêm hôm ấy. Họ chỉ biết, bốn thằng nửa đêm chốn nhà ra nghĩa địa chơi ma lon, kết quả, 3 thằng chết, một thằng kể từ ngày ấy đến giờ tâm thần hoảng loạn, cứ mỗi tối lại chốn nhà ra đứng trước nghĩa địa cười man rợ, sau đó người nhà nó chạy chữa cho nó thế nào cũng không khỏi chỉ còn biết dốt nó ở trong nhà. Nhưng nhốt trong nhà cũng không ngăn được tính điên dại của nó, đêm đến, tiếng cười của nó lại vang lên, vọng trong không gian đen tối tĩnh mịch.
--Sưu tầm--
Saturday, December 21, 2013
[Nam Cao] Từ ngày mẹ chết
Nam Cao
Từ ngày mẹ chết
Hôm nay mưa rét. Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. Hồi bu còn sống, những ngày mưa rét, không ra vườn hái trầu, bóc mía hay làm cỏ được, bu hay mang cái bị giẻ và một ôm quần áo rách vào ổ rơm ngồi vá. Bu Ninh khéo vá lắm. Những miếng vá đặt rất phẳng phiu, không răn rúm. Những mũi kim nhỏ, đều đặn và thẳng tắp. Người vô ý trông không biết là áo vá. Mà bu Ninh vá thật không biết gì là sốt ruột. Ai đâu mà ngồi đến tê cả mông, mờ cả mắt cũng không thôi. Những lúc đau lưng quá, bu Ninh chỉ ngừng kim một lát, vươn vai hoặc bẻ lưng vào cái cạnh giường kêu răng rắc, rồi lại cúi đầu xuống vá, vá hết cái này sang cái khác. Bao nhiêu là quần áo rách! Những cái quần trắng, áo cánh trắng của thầy, đầy nhựa chuối. Những cái váy bạc phếch của bu. Những cái váy ba (`ng vải to nhuộm sồng với nhuộm bùn, dày cồm cộp. Trông cái váy, người ta tưởng như nó bền đến thiên niên vạn đạị ấy thế mà cũng rách. Tội nghiệp, thì ra nó đẫm nhiều nước tiểu của thằng Đật quá. Về mùa rét, cậu Đật ta đêm nằm cứ tuồn hai chân vào lòng mẹ. Chả thế thì nó ấm mà! Nhưng tính cậu ta lại đái dầm, càng rét càng khỏe đáị ấy thế là cứ mỗi đêm ba bốn lần, cậu rót tồ tồ vào váy mẹ. Chẳng sáng nào, mẹ không phải thay váy đem ra ao giặt. Còn gì mà chẳng mục? Không mục có họa là bằng gỗ lim!... Nhưng nhiều nhất là những quần áo của Ninh, của Đật. Cái nhuộm son, cái giãi nâu, cái để trắng. Nhưng chẳng cái nào còn giữ trọn vẹn được cái mầu của nó. Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những ma ( m, mũi dãi cùng đất cát. Vò đến sái tay cũng không còn sạch được. Mà cái thì mất cúc, cái thì xoạc nách, cái thì xoạc túi, cái thì rách lưng, cái thì rách vai, cái thì rách ống tay. Chỉ tại nó nghịch quá. Không thể chưa đến nỗi. Nhiều cái vải còn dai lắm, xé kêu xoàn xoạt. Chúng nó mặc hại quần áo lắm. Cứ gọi là vừa mặc vừa xé áo. Bu Ninh tay vá, miệng chửi cho không còn tai nào mà nghẹ..
Đật và Ninh chiếm mỗi đứa một bên cạnh mẹ. Chúng nó nằm phục vị, đều chúi vào đít mẹ, Ninh kêu bên Ninh ấm, Đật cãi bên Đật ấm, hai đứa cãi nhau chí chóe. Mẹ đùa con, bảo:
- Có im, không thì tao đánh cho một cái... tha hồ ấm.
Chị em cười khành khạch rồi cãi nhau bô bô. Ninh mồm mép quá, Đật không nói kịp. Đật òa khóc. Mẹ ngừng kim, cốc vào đầu con gái. Ninh rụt cổ lại, ôm đầu cười hí hí. Mẹ Ninh cật cườị ấy thế là Ninh sằng sặc cười thật to, khiến Đật đang khóc cũng khanh khách cười... Chao ôi! những ngày mưa rét hồi ấy vui quá nhỉ?
* * *
Bu chết đã ngót ba năm. Thầy bảo thế. Thì ra ba năm cũng dài lắm nhỉ. Ninh cứ tưởng bu Ninh chết đã lâu lắm. Nhưng trách gì!... Xưa kia, những ngày bu đi chợ tỉnh, độ gần tối chưa về Ninh đã thấy mong. ấy là mới vắng bu có một ngày. Mà nào đã hết cả ngày. Bây giờ vắng bu bằn bặt những ba năm. Bao nhiêu ngày tháng! Ninh thấy lâu là phải. Biết bao giờ mẹ lại về với con? Ninh bâng khuâng cả người. Y như là nằm mợ ấy là Ninh đã nguôi nguôi đấy. Hồi me. Ninh mới chết, cứ nghĩ đến mẹ là Ninh khóc. Ninh khóc ằng ặc như người nuốt phải ngụm gì đắng quá, nó quánh vào cổ họng. Khóc đến lặng hẳn người đi, không còn ra tiếng nữa. Chẳng ngày nào không thế. Mỗi ngày hai, ba lần.
Bây giờ thì Ninh không khóc nữa. Nhưng Ninh vẫn còn buồn lắm. Buồn rũ rĩ. Ninh ngơ ngẩn như mất vía. Có lúc Ninh làm gì mà cũng không biết nữa. Ninh vừa cất con dao hay cái chổi, giá thầy Ninh có hỏi, Ninh đã lại chẳng biết đâu mà lấy. Thầy Ninh cũng hiểu Ninh nhớ mẹ, nên không nỡ mắng. Thầy rân rấn nước mắt. Bố nhìn con, con nhìn bố. Hai bố con cùng cúi đầu la (?ng lặng. Bố thở dài và con thở dàị..
Mẹ Ninh chết sau ngày giỗ ông nội Ninh có hai ngày. Ninh nhớ rõ thế, bởi vì ngày giỗ ông năm ấy, hai mẹ con đã khóc lóc với nhau từ non trưa cho đến tối. Sáng dậy thầy Ninh hâm thuốc cho bu Ninh uống rồi thầy quét nhà, quét sân, giặt quần áo cho bu. Rồi lại còn phải lấy gạo thổi một niêu cơm để đấy cho Ninh nữa. Xong đâu đấy thầy cõng Đật đi ăn giỗ. Ninh phải ở nhà coi mẹ. Thầy Ninh bảo: "Con chịu khó ở nhà với bu kẻo bu buồn, thầy cho em đi một lát, lúc về thầy lấy phần cho một nắm xôi, vài miếng thịt, tính con thịt mỡ chỉ ba miếng là chán ứ. Đi, con cũng chả ăn được mấy, mà ở nhà thì thầy cũng đem về cho con. Đằng nào con cũng được ăn, nhưng bu con ốm thế, để bu ở nhà một mình thì thầy lo lắm". "Con ở nhà với bụ..". Việc gì mà thầy phải nói nhiều đến thế? Ninh có đòi đi đâu? Thịt mỡ thì Ninh không thích thật. Nhưng dù có thích, Ninh cũng không đi cơ mà! Đi cũng khó mà nuốt được. Ninh thương bu lắm. Ninh thích ở nhà với bu. Thầy Ninh còn phải cúng ông, thì thầy Ninh phải đi. Thằng Đật còn bé, dở người, không cho nó đi thì nó khóc. Chẳng lẽ Ninh to đầu rồi mà cũng bắt chước em? Có mà đồ hư? Không, Ninh không đi đâu, thầy ạ. Ninh không muốn đi đâu, thầy ạ! Thầy cứ cõng thằng Đật đi kẻo muộn. Ninh ở nhà thích lắm. Thầy đừng thương Ninh...
Nhưng thấy Ninh cứ nhìn theo thầy cõng thằng Đật đi ra ngõ, bu Ninh lại tưởng Ninh muốn đi ăn giỗ lắm, nhưng sợ bố mà không dám đòi đi. Bu Ninh thương hại. Bu gọi Ninh vào mà bảo:
- Con muốn đi thì cứ đi cũng được. Hôm nay bu dễ chịu.
Ôi! Không!... không!... Ninh không muốn... Ninh lắc đầu ha (ng hái:
- Không! Con ở nhà.
- Sao thế?
- Chẳng sao cả, nhưng con không thích...
- Nhưng ngộ bà không thấy con, bà lại hỏị..
Hỏi gì! Bà biết thừa là bu ốm nặng. Ninh phải ở nhà để bu sai vặt chứ!... Ninh nghĩ thầm như vậy, nhưng không nói. Ninh chỉ hơi lắc đầu. Nhưng có lẽ bu cũng hiểu. Bu nhìn Ninh âu yếu. Mắt bu ầng ậc nước. Bu chửi yêu Ninh:
- Bố mày!
Rồi bu lại bảo Ninh:
- Không đi thì ngồi xuống đây... Bóp tay cho bu một lúc. Tay bu buồn lắm.
Ninh nắm lấy cái bàn tay bu, chỉ còn rặt những xương, mà lạnh giá. Nó lỏng la, lỏng lẻo. Những ngón trông rõ từng đốt, từng đốt một. Những đường gân xanh nổi thày lày lên. Ninh bóp tay bu nhẹ nhẹ. ý hẳn bu thích lắm. Ma ( t bu lim dim và đôi môi nhợt nhạt của bu hé mở như chực cười. Rồi tay bu nắm lấy tay Ninh chứ không phải Ninh bóp tay cho bu nữa. Bu vừa bóp vừa hỏi:
- Sao lớp này con gầy thế?
Ninh không đáp được. Bu Ninh soi tay Ninh lên trước mặt nhìn rồi bảo:
- Chết thôi, con ạ! Tay mày đầy những mụn. Không khéo ghẻ...
Ninh cúi mặt. Bu căng từng kẽ tay Ninh ra xem, rồi kêu lên:
- Bỏ bố mày! Đích thị mày ghẻ rồi, con ơi! Yên, tao xem nào.
Bu ngồi hẳn lên. Mắt bu tỏ ra vẻ sợ hãi. Bu vén ống tay áo Ninh lên. Cổ tay Ninh sây sứt. Bu lắc đầu:
- Bố con! Con bẩn quá! Cái cổ tay gồ lên những ghét... Hèn nào mà chả ghẻ?
Bu bắt Ninh đi múc nước. Bu rửa cho Ninh lâu lắm. Vừa rửa bu vừa bảo:
- Sẩy mẹ ra một cái là khổ ngay, con ạ. ấy là mới rời tao ra hơn một tháng... Chúng mày đã gầy giơ xương, mình mẩy, chân tay thì ghẻ gún. Ngộ tao chết thì có lẽ chúng mày rã xương ra được. Này, cái cổ tay... có khác gì cái cẳng gà hay không?
Ngừng một lát, bu lại thở dài mà bảo:
- Mẹ mà chết thì các con đi ăn mày mất! Đàn ông chả mấy người biết thương con cái. Cha chết thì ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá dọc đàng. Mẹ mà chết đi thì... con ơi!...
Ấy thế là nước mắt bu chảy ra ròng ròng. Ninh cũng khóc. Hai mẹ con cứ ngồi trông nhau mà khóc đến tận lúc thầy Ninh với Đật đi ăn giỗ về. Thầy đem về một nắm xôi đỗ con với một cái đùi gà toàn những thịt. Bà thương Ninh nên bảo chặt để lại cho Ninh đấy. Nhưng Ninh thương bu quá, ăn cũng chả còn biết gì là ngon...
Ồ! Ninh cứ bảo: bây giờ nghĩ đến bu, Ninh không khóc nữa... Không khóc mà lại có nước mắt, nước mũi Ninh đang chảy ra đây này... Đật! Đật ơi! Ô hay! cái thằng Đật chạy đi đâu rồi?
* * *
Đàn ông chả mấy người biết thương con cái... Thật thế ư? Không có lẽ. Thầy Ninh thương chị em Ninh lắm chứ!... Hồi bu mới chết, thằng Đật khóc suốt ngày. Nó gào bu. Nó đã hiểu là thế nào đâu. Nó cứ đòi gọi bu về với nó. Thầy phải cõng nó ra chợ mua bánh. Thầy mua cho nó nhiều bánh lắm. Thầy mua cả cho Ninh nữa. Thầy với Ninh bày cỗ chơi với Đật. Thầy làm cho Đật những con quay bằng những quả bưởi con, những cái giường, những cái ghế tràng kỷ bằng cây chót. Trông thích lắm. Nhờ vậy Đật mới không khóc nữa.
Đêm, Đật và Ninh ngủ với thầy. Ninh nằm trong cùng. Đật nằm giữa. Thầy nằm ngoài. Thầy bảo Đật luồn chân vào lòng thầy cho thầy ủ. Khi nó đã ngủ mệt rồi, thầy vươn tay qua người nó để sờ Ninh. Thầy kéo Ninh na (`m sát vào với Đật. Thầy co chăn, co chiếu về phía Ninh thật nhiều, sơ. Ninh giãy, trật ra ngoài, bị rét. Mùa bức thì thầy đặt hai đứa nằm cách nhau xa cho mát. Thầy ngồi quạt. Quạt cho đến tận lúc nào con ngủ mệt, thầy mới chịu ngả lưng xuống giường. Nhưng nằm thì nằm, thầy có ngủ đâu. Ninh thấy thầy quạt rất khuya. Có đêm, ngủ được một giấc dài, tỉnh dậy, Ninh vẫn còn nghe phành phạch. Thầy thở dài luôn ấy. Có khi sụt sịt. Thì ra đêm đêm thầy vẫn khóc. Thầy nhớ bụ..
Ấy, cái hồi bu mới chết thì thế đấy. Nhưng ít lâu nay, hình như thầy đổi tính. Thầy vẫn thương Ninh và Đật. Thỉnh thoảng thầy vẫn cho mỗi đứa vài xu ăn quà. Nhưng thầy vắng nhà luôn. Thầy phải gửi gạo bên nhà bác Vụ để thổi cơm cho Ninh và Đật. Bởi thầy đi từ sáng cho đến tối. Có khi tối cũng không về. Có khi đi luôn hai, ba ngày. Chị em Ninh phải ăn nhờ, ngủ nhờ nhà bác Vụ. Đi đâu vậy? Nào ai biết! Bác Vụ bảo thầy đến nhà cô Miện, thầy phải lòng cô ấy. Nhưng chắc là chả phải. Nếu phải, sao cô Miện lại đi lấy lẽ ông ký Bản? Đám cưới vừa đi qua đây hôm nọ. Ninh cõng Đật ra tận đường, đứng xem. Từ hôm ấy thầy lại càng khỏe đi. Đi suốt ngày suốt đêm. Mưa rét thế này, chả biết thầy đi làm gì cho khổ? Chả biết có được ăn gì hay không? Hay là nhịn đói luôn ba, bốn ngàỷ...
* * *
Lại còn cái ông Đật nữa! Đi đâu mà mãi thế nàỷ ý dáng lại lẩn sang nhà bác Vụ. Còn sang làm gì? Gạo của thầy gửi đã hết từ đời nào. Bác ấy phải cho ăn lận nhà bác ấy năm, sáu bữa. Nhà bác ấy cũng túng. Chồng chết đi, để lại đẫy bốn con. Bốn đứa cũng lúc nhúc như Ninh và Đật. Bác ấy nuôi được chúng nó cũng đến điều vất vả. Còn lấy gì mà nuôi ca? Ninh và Đật nữa? Bác ấy đã phải bảo Ninh: "Cháu về mà đi tìm thầy, nhà bác cũng hết gạo rồi, nếu thầy không đưa thêm cho bác thì bác lấy gì thổi cho chúng mày? Các anh cũng đóị..". Thế là Ninh đủ hiểu. Bác ấy muốn bảo: "Chúng mày liệu sao thì liệu, đừng ăn rình nhà tao mãi!". Ninh đưa em về. Tìm thầy, thì biết đâu mà tìm được? Ninh chẳng tìm. Không có ăn thì nhịn! Ninh nhịn từ bữa chiều hôm qua. Đật khóc, Ninh đi moi được một củ dong về nướng. Đật một nửa. Ninh một nửa. Ninh bảo Đật ăn cho đỡ đói thôi, còn cố nhịn, đợi thầy về, ăn nữa. Nhưng Đật không nhịn được. Đật chạy sang nhà bác Vụ. Bác ấy phải lấy trộm nắm cơm tối của thằng cu Chúc nhà bác ấy, đưa cho Đật, Đật mới ăn được một miếng thì Chúc biết. Chúc chạy vào nhà tìm nắm cơm của nó. Thấy mất, nó biết là nắm cơm của nó đương ở trong tay Đật. Nó chạy theo, giằng lại. Đật mất ăn, mếu xệch mồm đi, chạy về. Ninh đứng ở hè bên này, trông rõ cả. Ninh tức lắm. Chẳng biết tức Chúc hay tức Đật. Chỉ biết Ninh nghẹn ngào cả cổ. Vừa thấy Đật, Ninh nhảy xổ lại, tát đen đét vào má Đật. Đật òa lên khóc. Ninh òa khóc theo.
Một lát sau, Ninh nghĩ thương em quá, Ninh lại đi tìm dong, nhưng hết. Ninh moi luôn một củ ráy. Ráy nước, ăn ngứa lắm. Nhưng đói còn biết gì là ngứa? Ninh đem về nướng. Ninh gọi Đật về, lau nước mắt cho nó, rồi chị em ăn ráy nước. Đật ăn tợn lắm, chẳng thấy kêu ca gì cả. Ninh rơi nước mắt. Ninh dặn em: "Từ giờ đừng ăn cơm nhà thằng Chúc nữa". Đật gật đầu. Thế mà hôm nay nó lại lần sang nhà bác Vụ. Có bực mình hay không?
* * *
Ninh reo lên:
- A bà! Đấy là bà ngoại Ninh. Bà ở xa xôi lắm. Hôm nay, tiện ra mạn này lấy thuốc, bà tạt vào chơi với cháu.
Bà đưa cho cháu một đùm xôi lạc.
- Bố mày đi đâu?
- Con không biết.
- Đi từ bao giờ mà mày không biết?
- Đi lâu lâu là rồi.
Bà ngồi xuống ngưỡng cửa, mặt hầm hầm như giận dữ. Ninh hơi ngượng. Bà chíp chíp mồm luôn ba, bốn cái rồi bảo cháu:
- Có phải bố mày bán nhà rồi không?
- Con không biết.
- Bán rồi! Thua xóc đĩa... Thua đâu những ngót ba trăm bạc...
Đật chạy về. Nó vồ lấy bà, nhưng trông thấy đùm xôi ở tay Ninh, lại bỏ bà ra để vồ lấy đùm xôi. Ninh hất tay nó ra, mắng:
- Làm gì thế?
Nhưng bà bảo:
- Cởi ra, chị em ăn với nhau. Để làm gì?
Đật giằng lấy đưa cho bà cởi. Bà chia cho mỗi đứa một nửa. Hai cháu ăn. Đật ngồm ngoàm. Ninh thong thả. Bà nhìn cháu mà ái ngại. Bà chép miệng:
- Đến chết đói thôi, các cháu ạ! Bố chúng mày không ra giống ngườị..
Một tiếng thở dài tiếp theọ..
* * *
... Buổi sáng hôm ấy trời ấm áp. Có nắng hanh. Nắng luôn mấy hôm rồi, nên vườn khô ráo... Đật và Ninh đã chạy tung tăng được...
Bỗng một bọn năm, sáu người, kẻ cầm lạt, kẻ cầm dùi đục, tuốn vào đầy sân. Mồm họ nhai trầu. Họ nói chuyện toang toang như một bọn đồ tể đi bắt lợn. Mấy người trèo lên nóc nhà nhà Ninh. Họ dỡ tranh quẳng xuống sân rào rào. Ninh chạy về...
- Ô hay! Sao các ông phá nhà tôi?
Một người chít khăn mỏ rìu, nhe những cái răng cải mả ra cười mà bảo:
- A! Thầy mày thuê chúng tao phá đi để làm nhà tây đấy mà.
Một người nữa cười ìn ịt như con lợn, bảo:
- Chả cái này bé quá!...
Và người nữa:
- Thầy mày thích làm nhà tây kia... Làm nhà bên Tây - Trúc ấy mà, mày biết không?
Cả bọn cười ầm lên. Trông người nào cũng dữ. Họ nói như quát vậy. Ninh sợ hãị Ninh chạy bình bịch sang nhà bác Vụ. Ninh định cầu cứu bác. Vừa bước vào nhà bác. Ninh sửng sốt. Thầy Ninh ở đấy. Thầy Ninh nằm thườn thượt trên một cái giường, hai tay chít lại bên dưới gáy. Ninh mếu máo:
- Thầy ơi! Thầỵ..
Rồi Ninh nghẹn ngào, không nói được nữa. Nước mắt ứa ra. Thầy Ninh ngồi dậy, bảo:
- Việc gì mà khóc? Thầy bán cho người ta đấy. Bán lấy tiền mua vài phiến lim về xẻ. Chuyến sau, ta làm một cái nhà toàn lim!
Thầy nhếch mép ra cười. Cái cười vạch hai nét nhăn trên đôi má hõm. Thầy cười thế, trông già sọm. Có lý nào thầy chóng già đi quá thế? Ninh trố mắt lên nhìn thầỵ..
Bỗng từ bên nhà đưa sang những tiếng dùi đục kêu chan chát. Nghe ghê rợn lắm. Ninh đã được nghe những tiếng dùi đục ấy một lần rồi, vào cái ngày mẹ chết: người ta đóng cả chiếc săng của mẹ... Vết nhăn trên má thầy Ninh sâu thêm, rộng thêm ra. Trông như thầy Ninh mếu. Ninh òa lên khóc...
- Bu ơi là bu ơi!...
Đật và Ninh chiếm mỗi đứa một bên cạnh mẹ. Chúng nó nằm phục vị, đều chúi vào đít mẹ, Ninh kêu bên Ninh ấm, Đật cãi bên Đật ấm, hai đứa cãi nhau chí chóe. Mẹ đùa con, bảo:
- Có im, không thì tao đánh cho một cái... tha hồ ấm.
Chị em cười khành khạch rồi cãi nhau bô bô. Ninh mồm mép quá, Đật không nói kịp. Đật òa khóc. Mẹ ngừng kim, cốc vào đầu con gái. Ninh rụt cổ lại, ôm đầu cười hí hí. Mẹ Ninh cật cườị ấy thế là Ninh sằng sặc cười thật to, khiến Đật đang khóc cũng khanh khách cười... Chao ôi! những ngày mưa rét hồi ấy vui quá nhỉ?
* * *
Bu chết đã ngót ba năm. Thầy bảo thế. Thì ra ba năm cũng dài lắm nhỉ. Ninh cứ tưởng bu Ninh chết đã lâu lắm. Nhưng trách gì!... Xưa kia, những ngày bu đi chợ tỉnh, độ gần tối chưa về Ninh đã thấy mong. ấy là mới vắng bu có một ngày. Mà nào đã hết cả ngày. Bây giờ vắng bu bằn bặt những ba năm. Bao nhiêu ngày tháng! Ninh thấy lâu là phải. Biết bao giờ mẹ lại về với con? Ninh bâng khuâng cả người. Y như là nằm mợ ấy là Ninh đã nguôi nguôi đấy. Hồi me. Ninh mới chết, cứ nghĩ đến mẹ là Ninh khóc. Ninh khóc ằng ặc như người nuốt phải ngụm gì đắng quá, nó quánh vào cổ họng. Khóc đến lặng hẳn người đi, không còn ra tiếng nữa. Chẳng ngày nào không thế. Mỗi ngày hai, ba lần.
Bây giờ thì Ninh không khóc nữa. Nhưng Ninh vẫn còn buồn lắm. Buồn rũ rĩ. Ninh ngơ ngẩn như mất vía. Có lúc Ninh làm gì mà cũng không biết nữa. Ninh vừa cất con dao hay cái chổi, giá thầy Ninh có hỏi, Ninh đã lại chẳng biết đâu mà lấy. Thầy Ninh cũng hiểu Ninh nhớ mẹ, nên không nỡ mắng. Thầy rân rấn nước mắt. Bố nhìn con, con nhìn bố. Hai bố con cùng cúi đầu la (?ng lặng. Bố thở dài và con thở dàị..
Mẹ Ninh chết sau ngày giỗ ông nội Ninh có hai ngày. Ninh nhớ rõ thế, bởi vì ngày giỗ ông năm ấy, hai mẹ con đã khóc lóc với nhau từ non trưa cho đến tối. Sáng dậy thầy Ninh hâm thuốc cho bu Ninh uống rồi thầy quét nhà, quét sân, giặt quần áo cho bu. Rồi lại còn phải lấy gạo thổi một niêu cơm để đấy cho Ninh nữa. Xong đâu đấy thầy cõng Đật đi ăn giỗ. Ninh phải ở nhà coi mẹ. Thầy Ninh bảo: "Con chịu khó ở nhà với bu kẻo bu buồn, thầy cho em đi một lát, lúc về thầy lấy phần cho một nắm xôi, vài miếng thịt, tính con thịt mỡ chỉ ba miếng là chán ứ. Đi, con cũng chả ăn được mấy, mà ở nhà thì thầy cũng đem về cho con. Đằng nào con cũng được ăn, nhưng bu con ốm thế, để bu ở nhà một mình thì thầy lo lắm". "Con ở nhà với bụ..". Việc gì mà thầy phải nói nhiều đến thế? Ninh có đòi đi đâu? Thịt mỡ thì Ninh không thích thật. Nhưng dù có thích, Ninh cũng không đi cơ mà! Đi cũng khó mà nuốt được. Ninh thương bu lắm. Ninh thích ở nhà với bu. Thầy Ninh còn phải cúng ông, thì thầy Ninh phải đi. Thằng Đật còn bé, dở người, không cho nó đi thì nó khóc. Chẳng lẽ Ninh to đầu rồi mà cũng bắt chước em? Có mà đồ hư? Không, Ninh không đi đâu, thầy ạ. Ninh không muốn đi đâu, thầy ạ! Thầy cứ cõng thằng Đật đi kẻo muộn. Ninh ở nhà thích lắm. Thầy đừng thương Ninh...
Nhưng thấy Ninh cứ nhìn theo thầy cõng thằng Đật đi ra ngõ, bu Ninh lại tưởng Ninh muốn đi ăn giỗ lắm, nhưng sợ bố mà không dám đòi đi. Bu Ninh thương hại. Bu gọi Ninh vào mà bảo:
- Con muốn đi thì cứ đi cũng được. Hôm nay bu dễ chịu.
Ôi! Không!... không!... Ninh không muốn... Ninh lắc đầu ha (ng hái:
- Không! Con ở nhà.
- Sao thế?
- Chẳng sao cả, nhưng con không thích...
- Nhưng ngộ bà không thấy con, bà lại hỏị..
Hỏi gì! Bà biết thừa là bu ốm nặng. Ninh phải ở nhà để bu sai vặt chứ!... Ninh nghĩ thầm như vậy, nhưng không nói. Ninh chỉ hơi lắc đầu. Nhưng có lẽ bu cũng hiểu. Bu nhìn Ninh âu yếu. Mắt bu ầng ậc nước. Bu chửi yêu Ninh:
- Bố mày!
Rồi bu lại bảo Ninh:
- Không đi thì ngồi xuống đây... Bóp tay cho bu một lúc. Tay bu buồn lắm.
Ninh nắm lấy cái bàn tay bu, chỉ còn rặt những xương, mà lạnh giá. Nó lỏng la, lỏng lẻo. Những ngón trông rõ từng đốt, từng đốt một. Những đường gân xanh nổi thày lày lên. Ninh bóp tay bu nhẹ nhẹ. ý hẳn bu thích lắm. Ma ( t bu lim dim và đôi môi nhợt nhạt của bu hé mở như chực cười. Rồi tay bu nắm lấy tay Ninh chứ không phải Ninh bóp tay cho bu nữa. Bu vừa bóp vừa hỏi:
- Sao lớp này con gầy thế?
Ninh không đáp được. Bu Ninh soi tay Ninh lên trước mặt nhìn rồi bảo:
- Chết thôi, con ạ! Tay mày đầy những mụn. Không khéo ghẻ...
Ninh cúi mặt. Bu căng từng kẽ tay Ninh ra xem, rồi kêu lên:
- Bỏ bố mày! Đích thị mày ghẻ rồi, con ơi! Yên, tao xem nào.
Bu ngồi hẳn lên. Mắt bu tỏ ra vẻ sợ hãi. Bu vén ống tay áo Ninh lên. Cổ tay Ninh sây sứt. Bu lắc đầu:
- Bố con! Con bẩn quá! Cái cổ tay gồ lên những ghét... Hèn nào mà chả ghẻ?
Bu bắt Ninh đi múc nước. Bu rửa cho Ninh lâu lắm. Vừa rửa bu vừa bảo:
- Sẩy mẹ ra một cái là khổ ngay, con ạ. ấy là mới rời tao ra hơn một tháng... Chúng mày đã gầy giơ xương, mình mẩy, chân tay thì ghẻ gún. Ngộ tao chết thì có lẽ chúng mày rã xương ra được. Này, cái cổ tay... có khác gì cái cẳng gà hay không?
Ngừng một lát, bu lại thở dài mà bảo:
- Mẹ mà chết thì các con đi ăn mày mất! Đàn ông chả mấy người biết thương con cái. Cha chết thì ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá dọc đàng. Mẹ mà chết đi thì... con ơi!...
Ấy thế là nước mắt bu chảy ra ròng ròng. Ninh cũng khóc. Hai mẹ con cứ ngồi trông nhau mà khóc đến tận lúc thầy Ninh với Đật đi ăn giỗ về. Thầy đem về một nắm xôi đỗ con với một cái đùi gà toàn những thịt. Bà thương Ninh nên bảo chặt để lại cho Ninh đấy. Nhưng Ninh thương bu quá, ăn cũng chả còn biết gì là ngon...
Ồ! Ninh cứ bảo: bây giờ nghĩ đến bu, Ninh không khóc nữa... Không khóc mà lại có nước mắt, nước mũi Ninh đang chảy ra đây này... Đật! Đật ơi! Ô hay! cái thằng Đật chạy đi đâu rồi?
* * *
Đàn ông chả mấy người biết thương con cái... Thật thế ư? Không có lẽ. Thầy Ninh thương chị em Ninh lắm chứ!... Hồi bu mới chết, thằng Đật khóc suốt ngày. Nó gào bu. Nó đã hiểu là thế nào đâu. Nó cứ đòi gọi bu về với nó. Thầy phải cõng nó ra chợ mua bánh. Thầy mua cho nó nhiều bánh lắm. Thầy mua cả cho Ninh nữa. Thầy với Ninh bày cỗ chơi với Đật. Thầy làm cho Đật những con quay bằng những quả bưởi con, những cái giường, những cái ghế tràng kỷ bằng cây chót. Trông thích lắm. Nhờ vậy Đật mới không khóc nữa.
Đêm, Đật và Ninh ngủ với thầy. Ninh nằm trong cùng. Đật nằm giữa. Thầy nằm ngoài. Thầy bảo Đật luồn chân vào lòng thầy cho thầy ủ. Khi nó đã ngủ mệt rồi, thầy vươn tay qua người nó để sờ Ninh. Thầy kéo Ninh na (`m sát vào với Đật. Thầy co chăn, co chiếu về phía Ninh thật nhiều, sơ. Ninh giãy, trật ra ngoài, bị rét. Mùa bức thì thầy đặt hai đứa nằm cách nhau xa cho mát. Thầy ngồi quạt. Quạt cho đến tận lúc nào con ngủ mệt, thầy mới chịu ngả lưng xuống giường. Nhưng nằm thì nằm, thầy có ngủ đâu. Ninh thấy thầy quạt rất khuya. Có đêm, ngủ được một giấc dài, tỉnh dậy, Ninh vẫn còn nghe phành phạch. Thầy thở dài luôn ấy. Có khi sụt sịt. Thì ra đêm đêm thầy vẫn khóc. Thầy nhớ bụ..
Ấy, cái hồi bu mới chết thì thế đấy. Nhưng ít lâu nay, hình như thầy đổi tính. Thầy vẫn thương Ninh và Đật. Thỉnh thoảng thầy vẫn cho mỗi đứa vài xu ăn quà. Nhưng thầy vắng nhà luôn. Thầy phải gửi gạo bên nhà bác Vụ để thổi cơm cho Ninh và Đật. Bởi thầy đi từ sáng cho đến tối. Có khi tối cũng không về. Có khi đi luôn hai, ba ngày. Chị em Ninh phải ăn nhờ, ngủ nhờ nhà bác Vụ. Đi đâu vậy? Nào ai biết! Bác Vụ bảo thầy đến nhà cô Miện, thầy phải lòng cô ấy. Nhưng chắc là chả phải. Nếu phải, sao cô Miện lại đi lấy lẽ ông ký Bản? Đám cưới vừa đi qua đây hôm nọ. Ninh cõng Đật ra tận đường, đứng xem. Từ hôm ấy thầy lại càng khỏe đi. Đi suốt ngày suốt đêm. Mưa rét thế này, chả biết thầy đi làm gì cho khổ? Chả biết có được ăn gì hay không? Hay là nhịn đói luôn ba, bốn ngàỷ...
* * *
Lại còn cái ông Đật nữa! Đi đâu mà mãi thế nàỷ ý dáng lại lẩn sang nhà bác Vụ. Còn sang làm gì? Gạo của thầy gửi đã hết từ đời nào. Bác ấy phải cho ăn lận nhà bác ấy năm, sáu bữa. Nhà bác ấy cũng túng. Chồng chết đi, để lại đẫy bốn con. Bốn đứa cũng lúc nhúc như Ninh và Đật. Bác ấy nuôi được chúng nó cũng đến điều vất vả. Còn lấy gì mà nuôi ca? Ninh và Đật nữa? Bác ấy đã phải bảo Ninh: "Cháu về mà đi tìm thầy, nhà bác cũng hết gạo rồi, nếu thầy không đưa thêm cho bác thì bác lấy gì thổi cho chúng mày? Các anh cũng đóị..". Thế là Ninh đủ hiểu. Bác ấy muốn bảo: "Chúng mày liệu sao thì liệu, đừng ăn rình nhà tao mãi!". Ninh đưa em về. Tìm thầy, thì biết đâu mà tìm được? Ninh chẳng tìm. Không có ăn thì nhịn! Ninh nhịn từ bữa chiều hôm qua. Đật khóc, Ninh đi moi được một củ dong về nướng. Đật một nửa. Ninh một nửa. Ninh bảo Đật ăn cho đỡ đói thôi, còn cố nhịn, đợi thầy về, ăn nữa. Nhưng Đật không nhịn được. Đật chạy sang nhà bác Vụ. Bác ấy phải lấy trộm nắm cơm tối của thằng cu Chúc nhà bác ấy, đưa cho Đật, Đật mới ăn được một miếng thì Chúc biết. Chúc chạy vào nhà tìm nắm cơm của nó. Thấy mất, nó biết là nắm cơm của nó đương ở trong tay Đật. Nó chạy theo, giằng lại. Đật mất ăn, mếu xệch mồm đi, chạy về. Ninh đứng ở hè bên này, trông rõ cả. Ninh tức lắm. Chẳng biết tức Chúc hay tức Đật. Chỉ biết Ninh nghẹn ngào cả cổ. Vừa thấy Đật, Ninh nhảy xổ lại, tát đen đét vào má Đật. Đật òa lên khóc. Ninh òa khóc theo.
Một lát sau, Ninh nghĩ thương em quá, Ninh lại đi tìm dong, nhưng hết. Ninh moi luôn một củ ráy. Ráy nước, ăn ngứa lắm. Nhưng đói còn biết gì là ngứa? Ninh đem về nướng. Ninh gọi Đật về, lau nước mắt cho nó, rồi chị em ăn ráy nước. Đật ăn tợn lắm, chẳng thấy kêu ca gì cả. Ninh rơi nước mắt. Ninh dặn em: "Từ giờ đừng ăn cơm nhà thằng Chúc nữa". Đật gật đầu. Thế mà hôm nay nó lại lần sang nhà bác Vụ. Có bực mình hay không?
* * *
Ninh reo lên:
- A bà! Đấy là bà ngoại Ninh. Bà ở xa xôi lắm. Hôm nay, tiện ra mạn này lấy thuốc, bà tạt vào chơi với cháu.
Bà đưa cho cháu một đùm xôi lạc.
- Bố mày đi đâu?
- Con không biết.
- Đi từ bao giờ mà mày không biết?
- Đi lâu lâu là rồi.
Bà ngồi xuống ngưỡng cửa, mặt hầm hầm như giận dữ. Ninh hơi ngượng. Bà chíp chíp mồm luôn ba, bốn cái rồi bảo cháu:
- Có phải bố mày bán nhà rồi không?
- Con không biết.
- Bán rồi! Thua xóc đĩa... Thua đâu những ngót ba trăm bạc...
Đật chạy về. Nó vồ lấy bà, nhưng trông thấy đùm xôi ở tay Ninh, lại bỏ bà ra để vồ lấy đùm xôi. Ninh hất tay nó ra, mắng:
- Làm gì thế?
Nhưng bà bảo:
- Cởi ra, chị em ăn với nhau. Để làm gì?
Đật giằng lấy đưa cho bà cởi. Bà chia cho mỗi đứa một nửa. Hai cháu ăn. Đật ngồm ngoàm. Ninh thong thả. Bà nhìn cháu mà ái ngại. Bà chép miệng:
- Đến chết đói thôi, các cháu ạ! Bố chúng mày không ra giống ngườị..
Một tiếng thở dài tiếp theọ..
* * *
... Buổi sáng hôm ấy trời ấm áp. Có nắng hanh. Nắng luôn mấy hôm rồi, nên vườn khô ráo... Đật và Ninh đã chạy tung tăng được...
Bỗng một bọn năm, sáu người, kẻ cầm lạt, kẻ cầm dùi đục, tuốn vào đầy sân. Mồm họ nhai trầu. Họ nói chuyện toang toang như một bọn đồ tể đi bắt lợn. Mấy người trèo lên nóc nhà nhà Ninh. Họ dỡ tranh quẳng xuống sân rào rào. Ninh chạy về...
- Ô hay! Sao các ông phá nhà tôi?
Một người chít khăn mỏ rìu, nhe những cái răng cải mả ra cười mà bảo:
- A! Thầy mày thuê chúng tao phá đi để làm nhà tây đấy mà.
Một người nữa cười ìn ịt như con lợn, bảo:
- Chả cái này bé quá!...
Và người nữa:
- Thầy mày thích làm nhà tây kia... Làm nhà bên Tây - Trúc ấy mà, mày biết không?
Cả bọn cười ầm lên. Trông người nào cũng dữ. Họ nói như quát vậy. Ninh sợ hãị Ninh chạy bình bịch sang nhà bác Vụ. Ninh định cầu cứu bác. Vừa bước vào nhà bác. Ninh sửng sốt. Thầy Ninh ở đấy. Thầy Ninh nằm thườn thượt trên một cái giường, hai tay chít lại bên dưới gáy. Ninh mếu máo:
- Thầy ơi! Thầỵ..
Rồi Ninh nghẹn ngào, không nói được nữa. Nước mắt ứa ra. Thầy Ninh ngồi dậy, bảo:
- Việc gì mà khóc? Thầy bán cho người ta đấy. Bán lấy tiền mua vài phiến lim về xẻ. Chuyến sau, ta làm một cái nhà toàn lim!
Thầy nhếch mép ra cười. Cái cười vạch hai nét nhăn trên đôi má hõm. Thầy cười thế, trông già sọm. Có lý nào thầy chóng già đi quá thế? Ninh trố mắt lên nhìn thầỵ..
Bỗng từ bên nhà đưa sang những tiếng dùi đục kêu chan chát. Nghe ghê rợn lắm. Ninh đã được nghe những tiếng dùi đục ấy một lần rồi, vào cái ngày mẹ chết: người ta đóng cả chiếc săng của mẹ... Vết nhăn trên má thầy Ninh sâu thêm, rộng thêm ra. Trông như thầy Ninh mếu. Ninh òa lên khóc...
- Bu ơi là bu ơi!...
[Nam Cao]Trăng sáng
Nam Cao
Trăng sáng
Điền có bốn cái ghế mây. Tất cả đồ đạc trong nhà, chỉ có bốn cái ghế mây này là có giá. Không phải Điền mua. Tính Điền rất ghét mua. Từ ngày ra ở riêng đến giờ, Điền mới mua có một lần. Ấy là một cái giường bằng gỗ bưởi của một người cô nghèo khó. Người cô cần tiền để lấy thuốc ngã nước cho chồng. Còn Điền thấy cũng cần một cái giường. Tháng ba vừa rồi vợ Điền mới sinh một con trai. Nghĩa là bây giờ Điền có những hai con. Cả nhà đúng bốn người, bốn người chất cả vào một cái giường! Giá mùa rét thì cũng được, chen chúc nhau một tý càng ấm áp. Nhưng mùa nực, còn gì là vệ sinh?
Năm chừng mười họa, Điền cũng còn nghĩ rằng: nên theo phép vệ sinh. Bởi Điền là người có học hẳn hoi. Điền đã có lần làm một ông giáo trường tư trong ngót ba năm, mà Điền có bốn cái ghế mây vừa mới nói. Năm ngoái đây, cái trường vẫn thuê Điền dạy lớp nhất, lấy hai chục bạc lương một tháng, đột nhiên phải dẹp. Dẹp để nhường lại mấy căn nhà cho người ta dùng vào việc khác, cần cho lúc này hơn. Ông hiệu trưởng còn chịu của Điền nửa tháng lương. Tiền học tháng cuối cùng thì chưa thu được. Chỗ anh em biết tính thế nào cho tiện? Giá ông xoay được, thì ông trả phắt Điền chục bạc, cho đẹp mặt cả đôi bên. Nhưng ông không xoay được. Mà chẳng lẽ Điền phải thiệt? Thôi thì... thôi thì... - biết nói ra sao bây giờ? - Ông cười một cách ngượng nghịu bảo Điền:
- Thôi! Thế này này, ông Điền ạ! Giá ông không ngại, thì ông đem bộ ghế mây về quê mà dùng. Lão hàng phở nó trả có bảy hào một cái. Hôm nọ, chỉ căng mây lại cho hai cái cũng đã mất một đồng. Bán cho lão thì phí đi. Mà ở nhà ông chưa có ghế...
Lúc ấy, Điền phải cố giữ, cái mặt mới không xị xuống. Thật ra thì Điền chán lắm. Điền chẳng muốn lấy bốn cái ghế tý nào. Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây!... Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không róc cả ra như là da thằng hủi. Trông đủ thảm. Điền phải bỏ ra bảy hào chịu lấy một cái vé tàu hỏa để tải mình về quê đã đủ xót ruột lắm rồi, còn phải nợ mà bỏ tiền ra tải bốn cái ghế già nua ấy nữa. Nhưng từ chối thì không tiện. Ra sự rằng mình dỗi. Có lẽ tủi lòng ông hiệu trưởng. ấy là một điều mà Điền chẳng muốn, bởi ông với Điền là chỗ bạn nghèo với nhau. Họ bị tủi vì người ngoài đã lắm. Chẳng nên để người nọ bị tủi vì người kia... Điền đang nghĩ một cớ gì để thoái thác. Thì ông lại bảo:
- Ông nên đi tàu thủy. Có đắt mới đến năm hào. Năm hào với năm xu màn là năm hào rưỡi. Vậy cho rằng có phải trả tiền cước bốn cái ghế, thì cũng chỉ bằng tiền tàu hỏa thôi. Mà rộng rãi. Ông để hai cái ghế ra, một cái để ngồi, một cái gác chân, ung dung như ngồi nhà ông vậy. Tội gì đi tàu hỏa mà chen chúc.
Kể thì cũng là một ý hay. Như thế tránh được cả cái nạn huých khuỷu tay vào ngực nhau để tranh một cái vé đi xe lửa. Tránh được cả cái nạn ngồi lên đùi người khác và để người khác ngồi lên đùi mình. Và ngửi mùi mồ hôi với mùi phân lợn của những toa tàu hạng tư ... Nhưng...Ông hiệu trưởng không đợi Điền phải nói ra. Ông đã đoán mà hiểu trước. Nên ông bảo:
- Còn cái sự chuyển những cái ghế thì không ngại. Tôi sẽ bảo thằng nhỏ buộc hai cái làm một, dùng cái đòn gánh nước, gánh ra tàu cho ông. Còn từ bến màn về nhà ông, sẽ thuê một thằng bé nào độ năm xu, hay một hào.
Điền nhẩm tính. Như vậy, tất cả có già giặn lắm mới tốn chừng đồng bạc. Nghĩa là tiêu quá đằng kia hai hào. Hai hào bốn cái ghế mây! Cho có xộc xệch nữa cũng còn rẻ chán... Điền ưng thuận. Thế là bốn cái ghế mây của ông hiệu trưởng mà lão hàng phở trả có bảy hào một chiếc, được đi tàu thủy về quê của Điền.
Và thế là Điền có bốn cái ghế mây. Điền không biết giá. Nhưng Điền đoán chừng mua mới thì cũng đắt. Bây giờ, mỗi chiếc có khi tới ba bốn đồng. Ba bốn đồng một chiếc! Thế nghĩa là cả bộ đáng giá ngót hai chục bạc. Xóm Điền cũng chả nhà nào có những đồ đạc đắt tiền như thế. Vợ Điền quý lắm. Thị rất xót xa khi thấy những ông khách cục súc, sau khi đã nắc nỏm khen bộ ghế vừa đẹp vừa thanh, liền đặt cái mông đít to bành bạnh như cái vại lên mặt ghế, khiến mấy sợi mây lún xuống, rồi co cả hai chân bẩn thỉu lên, ngả cái lưng to như lưng trâu tựa vào vành ghế, khiến cái vành ghế phai oải hẳn về đằng sau. Như thế phỏng còn gì là ghế? Có mà ghế sắt cũng phải hỏng, đừng nói gì ghế mây!... Một hôm thị bàn với chồng rằng:
- Này, cậu ạ! Người nhà quê họ vô ý lắm. Mình có của thì mình phải giữ gìn. Hay là ta đem cất những cái ghế mây đi, kẻo để ai vào cũng leo lên ngồi chồm chỗm, mấy chốc mà vứt đi?
Thoạt nghe, Điền phải bật cười. Điền nghĩ đến tính bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo để cất đi. Và mua ghế để chẳng cho ai ngồi sốt. Điền đã toan phản đối. Nhưng nghĩ ngợi một giây, Điền lại bằng lòng. Vợ Điền thế nào chả hơn Điền trong cái môn lo liệu việc nhà? Vả bây giờ Điền chỉ là một kẻ ăn nhờ. Vợ Điền phải lo cho chồng từ năm xu húi cái đầu. Thị đã phải gánh lấy tất cả cái ách gia đình, thì cũng nên để cho thị có quyền trong gia đình một tý. Kẻo thị lại bảo: dẫu có hỏng cái gì, Điền cũng không phải bỏ tiền thay, nên điền không xót ruột... Từ hôm ấy, bốn cái ghế mây được treo lên bốn cái mỏ móc buộc ngoài đầu chái. Chỉ những khi có khách khứa nào sang trọng, Điền mới ra bê vào.
Nhưng những buổi tối có trăng thì dù chẳng có ai, Điền cũng khuân đủ bốn cái ghế ra sân. Rồi Điền gọi vợ, con ra. Vợ bế con nhỏ ngồi một chiếc. Con lớn một chiếc. Còn một chiếc Điền dùng mà gác chân. Họ ngồi ghế, đợi trăng lên. Nếu con nhỏ không khóc, con lớn không bắt gãi thì hạnh phúc thật hoàn toàn. Gió thổi tan những lo lắng, chua cay chất ở lòng. ánh trăng êm xoa nước mát lên da. Da mềm dịu. Những nét cau có chìm đi tất cả. Trán vợ Điền hóa phẳng phiu, mặt thị tươi hẳn. Thị trẻ ra mười tuổi. Những phút thảnh thơi ấy, sao mà thị hiền dịu thế! Đáng yêu đến thế! Điền không nhận ra một chút gì ở thị nó có dính dáng đến người đàn bà cau có vẫn ngoác mồm ra mắng con, mắng con ở, mắng mèo, mắng chó khiến nhà cứ om lên suốt ngày. Thị cúi xuống đứa con nhỏ, đồng thời ngước đôi mắt âu yếm nhìn con lớn. Đứa con lớn cười với thị. Thị cười với nó. Thị cười với chồng. Điền nhìn vợ, nhìn con, lòng sung sướng. Điền mỉm cười với giăng.
Điền rất yêu giăng. Cái ấy cũng là thường, bởi óc Điền đẫm văn thơ. Có đọc văn thơ, mới biết giăng là một cái đẹp và quý lắm. Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Giăng tỏa mộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn. Trăng, ơi trăng! Cái vú mộng tròn đầy mà thi sĩ của muôn đời mon man! Điền không ân hận chút nào. Hai thân Điền bán cả ruộng, vườn đi để cho Điền đi học chẳng phí đâu. Đã đành các người chỉ có cái mục đích con làm nên ông phán, ông tham để ấm thân; các người hoàn toàn thất vọng khi thấy con leo cau đến tận buồng mà lại hỏng ăn. Điền tạng yếu quá, không được nhận vào công sở; và các người đã vội cho là tiền con đi học thật là tiền vất xuống sông. Nhưng Điền tin rằng: cái học thức của Điền tuy chẳng giúp Điền kiếm nổi miếng ăn, nhưng cũng có ích cho Điền nhiều lắm. Chỉ nói một cái nhờ nó mà Điền đọc nổi văn thơ, và nhờ văn thơ mà hiểu được cái đẹp của gió, của giăng. Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, giăng chỉ là ... đỡ tốn hai xu dầu! Dầu lạc lúc này mỗi chai lít hai đồng. Mới biết các nước đánh nhau cũng có thiệt cho con nhà nghèo thật. Mỗi tối, thị đốt đèn một lát. Nhưng một lát cũng đủ tốn hai xu rồi. Những tối có trăng đỡ tốn hai xu. Hai xu chẳng là bao nhưng mười cái hai xu đã được hai hào; mười cái hai hào đã được hai đồng bạc; và mười cái hai đồng bạc... chao ơi! Nếu cứ tính toán mãi thế, thì biết đến bao giờ cũng được? Sao thị lại cứ phải luôn luôn tính toán? Những kẻ chỉ suốt đời tính toán là những kẻ tự làm khổ thân suốt đời... Điền vẫn trách vợ Điền như thế đấy. Điền có ngờ đâu chính Điền cũng một tật. Và ngay lúc này đây, lúc ngồi ngắm trăng để tạm quên những cái lo nhỏ nhen của kiếp người, Điền cũng còn tính vẩn vơ. Điền thấy giời rộng quá và sao nhiều quá. Điền nhớ đến câu thơ của một thi sĩ Tây phương ví khoảng trời sao như một cánh đồng. Nếu trời là một cánh đồng thì cánh đồng ấy thật bao la. Và Điền chỉ cần được một mảnh bằng cái mảng ở sau nóc nhà Điền kia, cũng đủ cho Điền không còn phải lo sinh kế nữa. Điền sẽ trao cho vợ Điền cai quản. Còn Điền lúc ấy có thể rảnh rang theo đuổi cái mộng của Điền...
Đó là một cái mộng văn chương. Đã có một thời, Điền chăm chỉ đọc sách, viết văn. Điền nao nức muốn trở nên một văn sĩ. Điền sẽ nguyện cam chịu tất cả những thiếu thốn, đọa đày mà văn nhân nước mình phải chịu. Điền vẫn thường bảo với một người bạn cùng chí hướng: Điền sẵn lòng từ chối một chỗ làm kiếm mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được năm đồng bạc về nghề văn... Nhưng viết luôn mấy năm trời, Điền chẳng kiếm được đồng nào. Trong khi ấy Điền vẫn phải ăn. Nhà Điền kiết xác xơ. Các em Điền không được đi học. Mà cũng không được ăn no nữa. Sự túng thiếu đưa đến bao nhiêu là lục đục. Bố Điền bỏ nhà đi. Mẹ Điền gồng thuê, gánh mướn kiếm tiền nuôi hai đứa con thơ. Những đứa con lớn, đứa đi ở bế em, đứa đi ở chăn trâu, đứa đi xin những cái hoa chuối, những nắm khoai đội đi chợ xa bán để kiếm vài xu ăn cho khỏi chết. Điền thấy mình ích kỷ. Sự nghiệp mà làm gì nữa? Bổn phận Điền phải nghĩ đến gia đình. Điền phải gây dựng lại gia đình! Điền phải tạm quên cái mộng văn chương để kiếm tiền. Điền đi dạy học. Chao ôi! Dạy học lấy mỗi tháng có hai mươi đồng. Bà mẹ Điền tưởng thế đã là phong lưu lắm. Bà bắt Điền cưới vợ. Vợ Điền là một con nhà khá giả, lấy Điền vì Điền là người có học. Rồi Điền có con. Cái gia đình lớn của Điền đã chẳng được nhờ Điền, bây giờ lại thêm một gia đình con con nữa. Không một phút nào Điền không phải nghĩ đến tiền. óc Điền đầy những lo lắng nhỏ nhen. Một đôi khi chợt nhớ lại cái mộng xưa, Điền lại thở dài. Điền tự an ủi: Có tiền rồi sẽ viết. Nhưng Điền biết: chẳng bao giờ Điền viết nữa, bởi chắc chắn là suốt đời Điền cũng không có tiền...
Tối nay lại có giăng. Nhưng Điền chỉ đem có hai cái ghế ra sân. Vợ Điền hôm nay luật quật suốt cả ngày. Con ở xin đi ăn giỗ một hôm. Thị lại phải dệt vải lấy tấm vải để mai đi bán về đưa lãi nợ. Dệt xong thị vội vàng đi đòi món tiền. Về đến nhà, con bé khóc hết hơi. Con lớn thì lem luốc, mũi dãi nguếch ngoác bôi đầy mặt. Nhà cửa còn bề bộn. Con ở vẫn chưa về. Mình thị biết xoay sở làm sao kịp? Thị thấy lòng sôi lên sùngõ sục, thị giậm chân bành bạch kêu trời. Thị đánh con lớn, chửi con nhỏ, quăng cái chổi, đá cái thúng, và càu nhàu trống không. Rồi thị bế con đi nằm sớm. Đứa con lớn thút thít khóc chán cũng lăn ra ngủ.õ Mình Điền ngồi ngoài sân. Điền cố thản nhiên. Nhưng da mặt cứ rồm rộm; nó có vẻ dày lên và tê tê. Điền thấy gần như tủi cực. Vợ Điền có lẽ rất yêu Điền. Nhưng thị chỉ biết rằng người ta cần ăn cơm, mặc áo và uống thuốc khi đau ốm. Thị chỉ cố lo cho chồng ba thức ấy. Thị nhịn ăn để chồng ăn.õ Thị nhịn mặc cho chồng mặc. Thị bán đến cả yếm, áo để lo thuốc thang cho chồng. Thị tưởng thế là chồng sung sướng lắm. Nhưng không phải, Điền đã quen với những tình cảm nồng nàn và những lời nói vuốt ve. Nét mặt cau có, ngân ngữ cục cằn, và nhất là cái lối yêu quá đơn sơ - có thể nói thô sơ - của vợ Điền làm cho Điền khổ. Điền thấy cái đời tình cảm của Điền thiếu thốn. Điền không được yêu ai. Còn sống trong cái gia đình này mãi, giữa những lo lắng nhỏ nhen này mãi, lòng Điền sẽ cạn. Cạn luôn cả nguồn thơ quý báu, mà Điền vẫn ao ước có ngày lại khơi... Trên kia, giăng nhởn nhơ như một cô gái non vừa mới có nhân tình. Gió nhẹ nhàng đặt trên lá những bước chân vũ nữ. Những tàu lá chuối láng trăng đưa đẩy... Điền nghĩ đến những người đàn bà nhàn hạ, vừa tắm bằng một thứ nước thơm tho, mặc áo lụa xanh, ngả tấm thân mềm trên chiếc ghế xích đu và đưa đẩy đôi chân thưỡn thẹo...
Tại sao Điền lại vụt nghĩ đến những hình ảnh lả lơi ấy? Chính Điền cũng không thể hiểu. Có lẽ Điền ước ao một cái mái tóc thơm tho, một làn da mát mịn, một bàn tay ve vuốt. Có những người đàn bà đẹp, yêu rất khéo, bởi họ được ăn ngon, mặc đẹp, chăm sóc thịt da và chẳng làm gì cả. Phải rồi, vợ Điền chỉ là một kẻ tục tằn. Thị chẳng đáng cho Điền yêu quý. Cũng chẳng đáng cho Điền thương hại. Điền phải đi. Đi để giữ cho lòng mình tươi lâu. Điền sẽ làm bất cứ cái gì đó để có ăn. Rồi Điền bình tĩnh viết. Có như vậy Điền viết mới ra hồn được. Lời phải đẹp. ý phải thanh cao. Ngọn bút của Điền mới khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng. Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa...
Điền lại thấy hiện ra cái bóng dáng yêu kiều của những người đàn bà nhàn nhã ngả mình trên những cái ghế xích-đu nhún nhảy... Những người ấy sẽ đọc văn Điền. Lòng họ đẹp thêm lên. Họ sẽ yêu Điền. Họ sẽ gửi cho Điền những bức thư xinh xinh ướp nước hoa. Tưởng tượng của Điền tỏa rộng ra như một ánh trăng. Điền nghĩ đến những cuộc tình duyên lãng mạn với những người đàn bà đẹp chỉ biết trang điểm và yêu đương. Những tiếng gắt gỏng ở trong nhà lại đưa ra. Vụt cái, trăng mất đẹp. Điền cúi mặt, bẽn lẽn như bị bắt gặp làm việc xấu. Điền lắng tai nghe. Tiếng vợ Điền gay gắt hỏi:
- Làm sao thế?
Đứa con gái vừa mếu máo vừa đáp lại.
- Con đau bụng.
- Giời ơi là giời!
Ấy là tiếng vợ Điền rên lên. Rồi thị mắng con:
- Ăn bậy lắm! Chết là phải, còn kêu ai?
Đứa con không dám khóc to. Nó chỉ oằn oại và rít nho nhỏ trong cổ họng. Thỉnh thoảng nó không còn sức nén, tiếng khóc bật ra Điền nghe một vài tiếng nức nở như tiếng người nôn oẹ, Điền vẫn ngồi cúi mặt. Một nỗi chua xót gần như là thuộc về thể chất, ứ lên trong lòng Điền. Nó dâng lên đến cổ, xông lên óc. Nước mắt Điền ứa ra.
Vợ Điền gượng nhẹ đặt đứa con đang ngủ mệt xuống võng. Thị cầm một con dao ra vườn moi mấy nhánh gừng về rửa sạch, giã ra. Thị vắt thêm vào đấy nửaõ quả chanh. Thứ thuốc bách bệnh của con nhà nghèo chỉ gồm có thế. Thị gạn lấy nước đem lại cho con. Con bé mới ngửi thấy hơi gừng đã sợ. Nó mím chặt môi. Dỗ thế nào nó cũng không chịu uống. Thị phải bế nó, đặt nằm ngửa trên đùi, một tay thị đỡ đầu, một tay thị kề chén nước gừng vào tận môi con. Con bé mím môi thật chặt. Bực mình thị quát:
- Há mồm ra!
Con bé khóc. Thế là cốc nước gừng đã dốc tuột vào mồm nó. Nó giãy lên như đỉa phải vôi. Nó phun phè phè. Nó gào lên. Bao nhiêu nước gừng bắn ra áo mẹ. Thằng cu con giật mình, khóc thét lên. Vợ Điền tức quá, phát đen đét vào lưng con bé ốm và quăng nó xuống giường như quăng một con mèo:
- Kệ cha mày! Cho mày chết đi!
Con bé vừa gào vừa van lạy:
- Con lạy bu; Con cay lắm! Con lạy bu! Cay mồm...
- Mày câm ngay không tao tát cho vỡ mặt.
Nó vẫn không chịu lặng. Thị sừng sộ, chực vồ lấy nó:
- Mày có câm không nào?
Nó sợ quá đành phải nín. Nhưng những tiếng rên nho nhỏ vẫn còn thoát ra... Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời...
... Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.
[Nam Cao] Nghèo
Nam Cao
Nghèo
- Bu ơi con đói....
Lần này có lẽ là lần thứ mười, thằng cu bé chạy về đòi ăn, chị đĩ Chuột đang quấy một nồi gì trong bếp, cáu tiết chạy ra mắng át nó đi:
- Đã bảo hết cơm rồi, tí nữa chè chín thì ăn chè mà!...
Thấy mẹ gắt, thằng cu không dám đòi ăn nữa, nhưng mặt nhăn nhó bịu xịu như muốn khóc. Chị đĩ Chuột thương hại, dịu dàng bảo:
- Con chạy ra vườn xem chị Gái làm cỏ, lúc nào chè chín bu gọi về mà ăn... chóng ngoan rồi bu thương.
Nhưng nó không nhúc nhích, mà nó còn nhúc nhích làm sao được: một nắm cơm nhỏ ăn từ sáng đã bị cái dạ dày chăm chỉ của con nhà nghèo tiêu hết đánh phèo một cái rồi, còn chi. Nó ngồi phịch xuống đất, gục đầu vào ngưỡng cửa, ngáp...
- Sắp chín chưa, bu?
Quay ra vẫn thấy con nằm phục đấy, mắt lờ đờ như chết lả, chị Chuột chép miệng:
- Thôi đây! Chín chả chín thì đừng, bắc mẹ nó ra cho chúng mày ăn không có chúng mày làm tội cũng chết. Chốc lại nheo nhéo, chốc lại nheo nhéo...
Chị vừa lẩm bẩm, vừa dập lửa rồi bắc cái nồi ở trên bếp xuống, lấy một cái vỏ trai múc vào mấy cái bát sành sứt mẻ tứ tung, đặt ngay trên mặt đất. Thằng cu Bé vội vàng lê xích lại gần, hai mắt lóng lánh đổ dồn cả vào mấy bát “chè” màu nâu đục, khói bốc lên nghi ngút. Mồm nó nuốt nước bọt ừng ực, mũi nó nở hẳn ra như để hít lấy hương vị của khói chè ngon ngọt. Chị đĩ Chuột phải đưa tay cản nó lại, sợ nó sà vào mà bị bỏng. Chị bảo nó:
- Còn nóng lắm, chưa ăn được. Con ra vườn gọi chị về cho chị ăn với không có phải tội chết, nó làm quần quật từ sáng tới giờ mà chưa được tí gì vào bụng.
Không đợi dến hai tiếng, chị Gái hớn hở chạy về, lôi thôi lếch thếch trong mấy mảnh giẻ rách tả tơi, vừa đến bếp nó đã reo lên:
- Sướng quá! Lại được ăn chè kia chứ! Có ngọt không bu? Bu lấy đâu được mật mà lại nấu chè thế?
Chị Chuột mắng yêu con:
- Úi chà! Tíu tít như con mẹ dại ấy! Tha hồ ăn đến chán chê, chỉ sợ không sao nuốt được thôi, con ạ.
Rồi chị bảo thằng cu Bé:
- Bé lại đây, bu cho ăn.
Thằng cu ngồi xổm bên mẹ, hấc mặt lên, há hốc mồm ra như con chim non đợi mẹ mớm mồi. Một miếng vào mồm, nó đã vội nuốt thỏm đi, khen “ngon quá”. Nhưng chưa kịp ăn miếng nữa, nó đã oẹ một cái, mũi đỏ lên, nước mắt ứa ra giàn giụa.
- Sao thế?
Nó chỉ hụ hị nhìn mẹ mà không nói, cũng không chịu há mồm ăn nữa. Cái Gái nhìn mẹ, xêu một miếng chè nữa ăn thử lại:
- Nhạt quá, bu ạ.
Chị Chuột mắng con:
- Làm gì có nhiều mật mà ngọt. Có mà ăn cho no bụng là phúc rồi.
Thằng cu chừng đói quá không chịu được, lại há mồm ra. Mẹ nó đút cho nó một xêu nhỏ nữa. Nó nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi. Nhưng cũng như lần trước, nó lại oẹ ra, và khóc oà lên. Chị đĩ Chuột lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hõm xanh bùng như người ngã nước. Cái Gái lấy ngón tay di một cục “chè”. Rồi bỗng nói to lên:
- À! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám nâu mà bu bảo chè!
Nhưng mẹ nó đưa mắt nhìn nó, lấy ngón tay chỉ ra phía nhà ngoài nói khẽ, nhưng hơi gắt:
- Khe khẽ cái mồm một tí! Réo mãi lên, thằng bố mày nó nghe thì nó chết. Nó đã ốm nằm đấy, thuốc không có, mà còn bực mình thì nó chết.
Rồi hai mẹ con lẳng lặng ăn, cố nuốt những bát cám đặc khè cho đỡ đói. Thằng cu nhất định không chịu ăn, ngồi khóc ti tỉ đòi cơm. Chị đĩ Chuột đành dỗ nó:
- Thôi nín ngay, bu ăn xong bu xin thầy cho một miếng mà ăn.
Chị bế con rón rén bước vào chỗ chõng nằm. Thằng bé vẫn sụt sịt. Anh đĩ Chuột giở mình, hơi nghiêng mặt quay ra. Một làn ánh sáng mờ lướt qua làm cho cái mặt hốc hác và màu da đã xanh lại càng xanh thêm. Mái tóc dài quá xoà xuống tai và cổ, hai con mắt ngơ ngác và lờ đờ, những chiếc răng dài và thưa ở cái mồm hé ra để cho dễ thở khiến anh có cái vẻ dễ sợ của con ma đói. Thấy vợ con, anh cố gượng nhếch miệng cố gượng một cái cười méo xệch và vừa thở phều phào vừa hỏi bằng một thứ tiếng yếu ớt như từ thế giới bên kia đưa lại:
- Nó làm sao thế?
Chị đĩ Chuột xốc con lên một cái:
- Nó vòi đấy chứ có làm sao? Cơm gạo đỏ không chịu ăn, đòi ăn cơm trắng của thầy cơ.
- Thì lấy cho nó ăn, tôi ăn làm sao hết?
Chị đĩ Chuột lấy liễn cơm chực moi cho con một ít. Nhưng anh bảo:
- Mang cả ra cho nó ăn, tôi không ăn nữa đâu. Còn bao nhiêu vét cho cái Gái với bu em ăn hết đi, để nó thiu ra đấy.
Chị đĩ Chuột cười, bảo chồng:
- Thằng cu nó dở người, chứ mẹ con tôi ăn cơm đỏ đã no rồi, ăn vào đâu được nữa?
Anh biết vợ nói dối, chực nói, nhưng lại thôi, buồn rầu buông một tiếng thở dài. Vợ lo ngại hỏi:
- Bây giờ người thế nào, để tôi kể với ông thầy lang lấy thuốc.
- Tiền đâu mà thuốc thang mãi?
- Tôi vừa bán con chó mực với hai buồng chuối non được bốn hào.
Chồng nhìn vợ, ngẫm nghĩ một chút rồi bảo:
- Đừng lấy thuốc nữa, tôi sắp khoẻ rồi, chỉ ăn cho nó khoẻ lên chắc bệnh phải hết. Bu em đong cho tôi cả bốn hào gạo đỏ, đừng đong gạo trắng ăn nhạt lắm.
Vợ gật đầu:
- Cũng được, nhưng đã thật khỏi chưa? Tôi trông thầy em còn mệt lắm.
- Ốm luôn sáu tháng trời làm mà không mệt sao được? Đi đi…
- Đi ngay giờ à?
- Ừ, đi xuống nhà bà phó Cửu ấy, xa một tí nhưng được rẻ.
Vợ gật đầu bảo thằng cu:
- Con ngồi đây với thầy cho bu đi đong gạo nhé?
Nó không chịu, sợ sệt nhìn cha. Chị mắng:
- Con nhà vô phúc, lại sợ bố!... Khốn nạn, tại đi về không có tiền mua bánh cho nó nên nó giận đấy mà, phải tội chết, con ạ.
Nhưng anh đĩ Chuột bảo:
- Cho cả nó đi, kẻo nó khóc. Bảo cái Gái về tôi bảo.
* *
- Thầy bảo gì con ạ?
- Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không?
Gái gượng cười cãi:
- Ăn chè đấy chứ.
Bố nó chép miệng:
- Khốn nạn, chè đâu mà ăn, cơm còn không có nữa là chè! Rõ mày khổ từ trong bụng mẹ...
Cái Gái cúi đầu xuống không nói. Anh đĩ Chuột thở dài:
- Con đi lấy cho thầy cái ghế buộc giậu, với sợi thừng ở gác bếp để thầy mắc lại cái võng, thế này cao quá.
Cái Gái lấy ghế và thừng vào. Anh đĩ bảo:
- Để đấy cho thầy rồi ra vườn làm cỏ đi.
Nó ra vườn, anh gượng ngồi dậy, xuống khỏi giường, mon men ra đóng chặt cửa buồng lại. Anh lấy cái thừng, làm một cái tròng chắc chắn, dùng hết sức tàn còn lại, trèo lên ghế, hai chân khẳng khiu run lẩy bẩy. Anh buộc cẩn thận một đầu dây lên xà nhà, buộc xong, mệt quá, anh đu vào cái thừng, gục đầu xuống thở. Anh thấy lòng chua xót, nước mắt giàn ra hai má lõm. Rồi anh quả quyết, anh đứng thẳng người lên, chui đầu vào tròng, cái thừng cứng cáp cọ vào cổ làm anh rùng mình, khóc nấc lên một tiếng. Cả cái thân hình mảnh dẻ bắt đầu rung chuyển như một tàu lá run trước gió. Bỗng anh ngừng bặt, ngây người ra nghe ngóng. Tiếng ai vừa gọi ngoài ngõ, tiếp đến cái Gái thưa và chạy ra, tiếng người kia the thé:
- Bu mày đâu?
Tiếng cái Gái rụt rè đáp lại:
- Bẩm bà, bu con đi vắng.
- Đi vắng! Đi vắng mãi! Mày về bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy. Cái giống chỉ biết ăn không.
Anh đĩ Chuột rít hai hàm răng lại. Hai chân giận dữ đạp phắt cái ghế đổ văng xuống đất. Cái tròng rút mạnh lại. Cái bộ xương bọc da giãy giụa như một con gà bị bẫy, sau cùng, nó chỉ còn gật từng cái chậm dưới sợi dây thừng lủng lẳng.
Ở ngoài ngõ, mẹ con chị đĩ Chuột vừa kêu khóc vừa van lạy. Bà Huyện nhất định bắt mẻ gạo mới đong để trừ sáu hào chị Chuột vay từ hai tháng trước cho chồng uống thuốc.
Subscribe to:
Posts (Atom)